Khám phá từ A-Z những thông tin về giải đấu V-League là gì?

Ngày:

Giải đấu V-League là giải vô địch quốc gia của bóng đá Việt Nam dành cho các CLB, hiện đang có tên LPBank V.League 1 – gắn tên nhà tài trợ. Đây là giải đấu được điều hành bởi Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là VPF với các thành viên chủ yếu cũng có chức vụ trong Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.

Hiện V-League gồm 14 đội đá hai lượt vòng tròn để đều có điểm tựa sân nhà và phải làm khách. Đội nào vô địch ở cuối mùa có suất dự AFC Champions League Two, hiện tại Nam Định là đội có vinh dự này, hãy cùng Bong da wap tìm hiểu kỹ hơn giải đấu V-League là gì qua bài viết này nhé.

Lịch sử giải đấu V-League gắn liền với sự đổi mới của đất nước

Mãi tới năm 1980 khi đã ổn định hơn sau chiến tranh và thống nhất toàn quốc, giải bóng đá A1 toàn quốc chứng kiến đội Tổng cục Đường sắt là đội lần đầu đăng quang quốc gia nhưng có năm 1988 không tổ chức, năm 1999 thì diễn ra một giai đoạn và năm 2021 bị hủy do COVID-19 khi HAGL đang dẫn đầu.

Tổng cộng giải đấu vô địch quốc gia Việt Nam đã có 6 cái tên và 3 lần thay đổi thể thức. Hai đội bóng của thủ đô là Hà Nội và Thể Công – Viettel là những đội giàu thành tích nhất với 6 lần lên ngôi, trong đó Hà Nội là đội thống trị ở thời gian gần đây nhờ sự hậu thuẫn của tập đoàn SHB của bầu Đỗ Quang Hiển.

Dù đã chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp từ mùa 2000–01 khi tạo điều kiện cho các câu lạc bộ sử dụng ngoại binh với tối đa 3 cầu thủ mỗi đội cùng 2 cầu thủ nhập tịch như bây giờ nhưng các còn rất nhiều bất cập của giải đấu.

Từ việc cứ vài năm là có một đội bỏ giải do thiếu kinh phí vì việc sống dựa hoàn toàn vào nguồn tiền của các ông bầu, CLB không thể tự nuôi sống mình khi không có nguồn thu nào từ việc bán vé, trong khi lượng CĐV đến sân cũng chỉ có Nam Định hay Hải Phòng cũng như HAGL là ổn định.

Những cái tên một thời CĐV khá cuồng nhiệt như Sông Lam Nghệ An hay Thanh Hóa thì đã dần mất nhiệt, thậm chí còn bị lùm xùm liên quan đến tiền lương thưởng.

Lịch sử giải đấu V-League

Cách thức tính điểm của giải đấu V-League

V-League có thay đổi khá chậm trong việc tính điểm cho các đội khi trước mùa giải 1995 thì vẫn xài tích lũy 2 điểm cho một chiến thắng, hai đội hòa thì có 1 điểm mỗi bên.

Nhưng ở riêng mùa giải 1985và 1986 từng chứng kiến các trận hòa thứ tư của hai đội ở giai đoạn 1 sẽ không có điểm số nào. Trong khi nếu đang đá giai đoạn 2 thì tiến hành đá luân lưu với nhau để quyết định đội thắng.

Mùa giải 1987 thì lại quy định đội nào hòa trận thứ năm ở giai đoạn 1 thì sẽ không có điểm như khi bị thua cuộc. Còn giai đoạn vòng 2 mà hoà nhau sau 90 phút chính thức sẽ tiến hành đá chọn đội có 2 điểm.

Mùa giải 1993–94 và 1996 thì cho hai đội đá luân lưu sau 90 phút sẽ để xem ai thắng.

Mãi từ mùa giải 1996 thì V-League mới tính điểm theo hệ thống 3-1-0, tức 3 điểm cho đội ca khúc khải hoàn.

>> Xem thêm: Giải đấu Asian Cup – Sân chơi của những đội bóng mạnh nhất

Những bất cập của V-League nhiều CĐV ngán ngẩm

Hiện nay còn có chuyện một ông chủ hay tập đoàn nắm nhiều CLB khác nhau, dẫn đến các liên minh ngầm và kéo theo chuyện cho xin điểm ở những giai đoạn quan trọng.

Những đội bóng tài chính eo hẹp, chơi sòng phẳng như Khánh Hòa hay Nam Định trước đây chỉ biết kêu trời.

Việc tuyển chọn ngoại binh của V-League cũng đang kém đi khi các tay cò giới thiệu những cái tên kém chất lượng, các CLB cũng chỉ xem giò qua băng hình và vài buổi tập thử việc.

Giải đấu liên tục bị gián đoạn vì những kì nghỉ nhường chỗ cho đội tuyển quốc gia hay các lứa trẻ đội tuyển một cách vô lý dù các sao mai không hề có nhiều đóng góp cho CLB chủ quản.

Vừa rồi là những chia sẻ về thông tin giải đấu V-League là gì và những thông tin liên quan đến giải đấu. Hy vọng chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn đọc.