Khám phá những thông tin về sân vận động Stamford Bridge

Ngày:

Stamford Bridge là sân nhà của đội bóng lừng danh Chelsea ở Vương Quốc Anh. Đây là nơi gắn liền với sự hình thành và phát triển của câu lạc bộ tài năng hàng đầu xứ sương mù. Nếu bạn là một fan hâm mộ trung thành của Chelsea thì hãy cùng BONGDAWAP chúng tôi đi khám phá về sân vận động Stamford Bridge nhé!

Giới thiệu về sân vận động Stamford Bridge

Stamford Bridge, hay The Bridge, là một sân vận động bóng đá tọa lạc ở Fulham, tiếp giáp với quận Chelsea của Tây Nam London. Đây là sân nhà gắn liền với tên tuổi của đội bóng nổi tiếng Chelsea F.C đang thi đấu tại giải đấu vô địch của Anh quốc Premier League.

Sân được khánh thành vào năm 1877, được sử dụng bởi câu lạc bộ London Athletic Club. Cho đến năm 1905, chủ sở hữu mới của sân là Gus Mears đã thành lập câu lạc bộ Chelsea để nắm giữ nơi này. Từ đó, Stamford Bridge chính thức trở thành sân nhà của Chelsea, đội bóng đã thi đấu rất nhiều trận tại sân vận động này.

The Bridge là một sân vận động có quy mô lớn, có sức chứa lên đến 40,853 chỗ ngồi. Nơi đây được xếp vào sân vận động lớn thứ 9 của mùa giải Premier League 2019-2020 và đang có kế hoạch mở rộng, nâng quy mô lên tới 60,000 chỗ ngồi trong tương lai.

Ngoài tổ chức những trận đấu quan trọng mang tầm cỡ quốc tế của đội tuyển Anh như trận chung kết và bán kết FA Cup hay Siêu cúp Anh thì nơi đây còn là địa điểm lý tưởng dành cho các trận thi đấu đua xe tốc độ, đua chó, bóng chày, bóng bầu dục, cricket,…

Lịch sử hình thành sân vận động

Sân vận động Stamford Bridge chính thức mở cửa lần đầu tiên với 5,000 khán giả trong một sự kiện hoành tráng được tổ chức bởi Huân tước giàu có bậc nhất London vào ngày 28 tháng 4 năm 1877. Nơi đây cũng chính là sản phẩm của kiến trúc sư tài ba người Scotland không một ai là không biết đến –  Archibald Leitch.

Sân vận động lớn thứ hai của nước Anh vẫn giữ vị thế nhất định, vẫn đứng sừng sững ở Fulham, tuy nhiên, ông chủ của nó thì lại trong tình cảnh vô cùng khốn khó. Sau khi được giao bán với một cái giá rất rẻ cho một sân vận động thì cuối cùng, nơi này cũng chính thức được chuyển nhượng sang tay của anh em nhà Mears.

Ngày trước, vào những năm 1982, một sân vận động khang trang như The Bridge của ngày hôm nay chính là niềm mong ước của tất cả các thành viên trong Chelsea F.C. Khi đó nơi đây chỉ là bãi đất trống hoang sơ, khán đài chỉ chứa được cùng lắm là 14, nghìn khán giả. Và rồi Ken Bates – một doanh nhân giàu có đến và mua lại Chelsea, trở thành chủ tịch của câu lạc bộ này và bắt đầu nâng cấp, xây dựng lại sân vận động Stamford Bridge, biến nơi đây thành vịt hóa thiên nga với tổ hợp Chelsea Village gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng như là trung tâm tập luyện, giải trí sầm uất và vông cùng sang trọng

Cấu trúc và cơ sở vật chất của Stamford Bridge

Sân vận động được chia thành bốn khán đài bao quanh khu thi đấu, bao gồm: Matthew Harding, Khán đài Đông, Khán đài Tây và Shed End.

Cấu trúc và cơ sở vật chất của Stamford Bridge
Cấu trúc và cơ sở vật chất của Stamford Bridge

Khán đài Tây

Đầu tiên là khán đài có sức chứa lớn nhất của sân vận động, lên tới 11,253 chỗ ngồi – Khán đài Tây. Khán đài có 3 tầng và là nơi đặt hàng ghế VIP mà Abramovich thường xuyên dự khán các trận đấu. Đây là nơi duy nhất trong sân vận động có hệ thống sưởi ấm và cũng là nơi có tầm nhìn đẹp nhất dành cho các khán giả, do vậy, giá vẻ ở đây sẽ có phần đắt đỏ hơn một chút.

Khán đài Matthew Harding

Matthew Harding là tên của một ủng hộ viên trung thành của The Blues đã không ngần ngại chi ra rất nhiều khoản đầu tư để giúp Chelsea vượt qua cuộc khủng hoảng đầu những năm 90. Vào ngày 22 tháng 10 năm 1996, ông đã không may qua đời trong một vụ tai nạn máy bay nên để tưởng nhớ những đóng góp to lớn của ông dành cho đội bóng, nơi đây đã quyết định đặt cho khán đài nằm ở phía Bắc với cái tên Matthew Harding.

Sức chứa của nơi đây là 10,933 chỗ ngồi, gồm 2 tầng chính với phần lớn khán giả là những người xem có vé cả mùa.

Khán đài Đông

Đây là khán đài lâu đời nhất và là trái tim của sân vận động với sức chứa lên đến 11,253 ghế ngồi và gồm tổng cộng 3 tầng. Trước đây, nơi này dành cho các cổ động viên của đội khách ở tầng dưới cùng nhưng sau đó đã chuyển thành khu vực của cổ động viên đội nhà để tăng thêm tinh thần khi Chelsea thi đấu.

Dưới khán đài này đặt máy quay chính để quay lại toàn bộ các trận thi đấu. Ngoài ra, phòng thay đồ, phòng hội ý, phong nghe nhìn, phòng bình luận và trung tâm báo chí còn được tập trung ở dưới khán đài này.

Khán đài Shed End

Khán đài cuối cùng nằm ở phía Nam với tên gọi là Shed End. Khán đài này khiêm tốn với sức chứa là 6831 chỗ ngồi và có hai tầng. Ở góc phía đông là khu vực dành cho cổ động viên đội khách. Shed End còn được cho xây dựng một Viện Bảo tàng Trăm năm và một bức tường kỷ niệm về những người hâm mộ trung thành nhất của Chelsea, những người đã dành trọn niềm tin yêu vào câu lạc bộ cho đến tận khi qua đời.

Bài viến trên là tất cả các tin tức liên quan đến sân nhà của đội bóng Chelsea – sân vận động Stamford Bridge mà chúng tôi muốn cung cấp, hy vọng anh em đã có những phút giây thư giãn và giải trí. Nếu có dịp thì đừng quên ghé thăm tham quan nơi này nhé!